Công tắc hành trình – Nguyên Lí – Cấu tạo

Công tắc hành trình (Limit Switch) được sử dụng rất phổ biến trong thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp sản xuất. Vậy nó có tác dụng gì và chúng hoạt động theo nguyên tắc nào. Hãy cùng Elecfarm tìm hiểu qua bài viết sau.

1.Tác dụng

– Dùng để giới hạn hành trình của các bộ phận chuyển động nào đó trong một cơ cấu hay một hệ thống. Nó có cấu tạo như công tắc điện bình thường, vẫn có chức năng đóng và mở nhưng có thêm cần tác động để cho các bộ phận chuyển động tác động vào làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm bên trong nó.

– Nó có thể dùng để đóng cắt mạch dùng ở lưới điện hạ áp. Nó có tác dụng giống như nút ấn động tác ấn bằng tay được thay thế bằng động tác va chạm của các bộ phận cơ khí, làm cho quá trình chuyển động cơ khí thành tín hiệu điện.

2.Nguyên tắc hoạt động

– Cấu tạo gồm có 3 chân Com (Common), chân thường đóng (NC – Normally Closed), chân thường hở (NO – Normally Open) và cần tác động.

Hình 1:  Cấu tạo của công tắc hành trình

– Ở trạng thái bình thường thì chân Com được nối với chân NC. Khi lực tác động lên cần tác động thì chân Com sẽ được nối với chân NO.

Hình 2: Nguyên tắc hoạt động

3. Phân loại

– Dựa theo cấu tạo vật lí thì gồm 3 loại chính:

+Dạng nút nhấn: gồm thêm 1 nút nhấn trên đầu công tắc. Khi ấn công tắc thì tiếp điểm động sụt từ chân này qua chân kia (tiếp điểm tĩnh) làm đóng ngắt các mạch điện đi tới thiết bị. Loại này dùng cho hành trình dài khoảng 10mm.

Hình 3: Công tắc hành trình dạng nút nhấn

+Dạng tế vi: thường được dùng cho các trường hợp cần độ chính xác hành trình cao từ 0,3mm – 0.7mm. gồm thêm 1 lò xo lá.

Khi ấn nút công tắc thì thì lò xo bật xuống dưới làm tiếp điểm động chạm vào tiếp điểm tĩnh làm mạch điện kín. Còn khi buông thì trở lại điểm ban đầu, mạch hở.

Hình 4: Công tắc hành trình dạng tế vi

+Dạng đòn: được dùng phổ biến cho các loại hành trình dài và cần chuyển đổi. cấu tạo của nó cũng phức tạp hơn 2 loại trên. Bao gồm các bộ phận: Đòn, lò xo, con lăn, tiếp điểm tĩnh, tiếp điểm động, then khóa, đĩa quay.

Hình 5: Công tắc hành trình dạng đòn

4. Một số loại phổ biến

  • Công tắc Omron:

+Có mặt trên thị trường sớm, phổ biến trong ngành công nghiệp.

+Có nhiều loại công tắc với kích thước, cơ cấu tác động khác nhau, giúp đa dạng cho việc lựa chọn.

+Độ an toàn và độ bền, tuổi thọ của loại này cao.

Hình 6: Công tắc hành trình Omron

  • Công tắc Hanyoung:

+Giá thành của loại này tương đối rẻ.

+Độ bền của công tắc tương đối tốt.

+Tuy nhiên một nhược điểm là hơi ít mẫu mã và thị trường tiêu thụ nhỏ.

Hình 7: Công tắc hành trình Hanyoung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *